
- Thứ nhất: Bệnh viện công được nâng cấp lên tập đoàn theo mô hình hợp tác công tư PPP cũng có thể gọi là bệnh viện vệ tinh khác với bệnh viện tư của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) xây dựng xong sẽ bán cổ phiếu, cổ phần. Thường bệnh viện theo mô hình công tư PPP định giá viện phí phù hợp với hoạt động của bệnh viện dựa trên những tiêu chí của Bộ Y tế và Bộ Tài chính với 7/7 tiêu chí về chi phí: thuốc, vật tư trực tiếp, điện nước, xử lý chất thải; duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện các dịch vụ; tiền lương, phụ cấp; sửa chữa lớn, khấu hao trang thiết bị; khấu hao nhà cửa; đào tạo nghiên cứu khoa học.
- Thứ hai: mô hình hợp tác công tư PPP lĩnh vực Y tế mục đích cuối cùng là xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, điều trị của bệnh viện, đảm bảo cạnh tranh tốt với các bệnh viện trong khu vực từ đó tác động tới các bệnh viện phải nổ lực hơn nữa, trước mắt giảm tải tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn, sau đó giảm nhu cầu ra nước ngoài điều trị của người dân.
- Thứ ba: mặc dù hợp tác công tư, hoạt động giống doanh nghiệp nhưng theo quan điểm chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế có thể giữ nguyên mô hình đơn vị sự nghiệp nhà nước, cho dù mô hình nào đi nữa bệnh viện cũng bắt buộc phải tạo ra lợi nhuận để trang trải chi phí nhân sự và có tích lũy để đầu tư phát triển trong tương lai.

Có nghĩa là Nhà nước bắt đầu chia miếng bánh độc quyền cho các đơn vị tư nhân, là tin vui hay buồn đây ?
– Ở tầm bệnh viện thì có CIH (Chợ rẫy hợp tác với Thành Đô), Gia An 115 (Bv 115 hợp tác với Hoa Lâm), Bệnh viện Chợ Rẫy – cơ sở 2 (Việt – Nhật), Bệnh viện đa khoa Đồng Nai .v.v.
– Ở Phòng khám thì có DHA đi theo mô hình PPP.
Tương lai sẽ có những cuộc cạnh tranh giữa các tập đoàn và mô hình PPP.